Dưới đây là những kiến thức và kinh nghiệm sau nhiều lần viết và sửa CV, cover letter cũng như các tips mà mình học hỏi được từ các anh chị lớn, thầy cô, chị coach từ khóa coaching sự nghiệp Career Speed up. Nhân đây em xin cảm ơn anh chi và mọi người rất nhiều.
Đã để bạn chờ lâu, yeah vô thôi nào!
I. Chuẩn bị về Mindset:
PHỎNG VẤN LÀ TRAO ĐỔI BÌNH ĐẲNG GIỮA BÊN CUNG CẤP KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ BÊN CUNG CẤP CÔNG VIỆC.
Câu chuyện phỏng vấn:
Mình/ bạn mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, người ta sẽ offer cho bạn vị trí, chế độ, công việc, lộ trình→ sau đó bạn lại có quyền cân nhắc lại có thể sau khi phỏng vấn hoặc sau khi thử việc.
(Với điều kiện bạn đã được nhận nhé)
II. PHẦN CHUẨN BỊ:
1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY
Tìm hiểu về văn hóa công ty
Tìm hiểu những dự án, sự kiện gần đây của công ty, tại sao công ty mở tuyển dụng vị trí mới. Có thể là họ có thêm dự án mới, hay chi nhánh mới, khách hàng mới.
Tìm hiểu những đối thủ trong ngành của công ty
Nếu có thể tìm hiểu xem công ty gặp phải khó khăn hay nút thắt nào trong thời điểm hiện tại.
2. TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC
Đọc mô tả công việc thật kỹ
Ứng viên cần sở hữu kỹ năng nào?
Mục Tiêu cần có của vị trí là gì?
Ứng viên có phong cách nào sẽ phù hợp
3. TÌM HIỂU VỀ BẢN THÂN BẠN – HIỂU MÌNH
USP của bạn là gì?
Thuật ngữ USP (Unique selling point) được dùng trong marketing.
Đó là điểm nổi trội đặc biệt của 1 sản phẩm là gì. Và trong hành trình tìm việc cũng thế điểm mạnh của bạn là gì? Và đặc điểm đó sẽ phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển như thế nào?
So sánh USP và điểm bắt buộc trong công việc?
Điểm bắt buộc trong JD ( Job Description): có thể là kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, ngoại ngữ hay là kinh nghiệm,..
Tại sao bạn lại là ứng cử viên phù hợp?
Mục tiêu nghề nghiệp trong 1-3 năm, hay 5 năm là gì?
..
Sau 2 bước trên thì cũng như 1 lần bạn ngồi lại phỏng vấn bản thân mình trước khi gặp nhà tuyển dụng á.
4. CHUẨN BỊ CV, COVER LETTER, PORTFOLIO
Những yếu tố dưới đây không phải câu chuyện tuần sau phỏng vấn, tuần này chuẩn bị, hãy nhớ chuẩn bị càng sớm càng tốt.
CV
Câu chuyện khi tìm tư liệu viết đây:
[Câu chuyện nói dối trong CV]-Hội chữa bệnh thất nghiệp.
Chả là tuần trước em có đi phỏng vấn một công ty nọ, công ty này em thực sự rất rất thích luôn và đợi hơn nửa năm trời mới mở tuyển dụng vị trí em thích. Vì bản thân quá khao khát được vào trong công ty mà em lại chưa có kinh nghiệm nhiều nên trong một phút bốc đồng em đã fake một số thông tin về kinh nghiệm của em trong CV và em đã trọt lọt qua vòng 1.
Tuy nhiên, khi đi phỏng vấn, sau khi interview với một chị HR thì em được interview với một chị trưởng bộ phận em apply. Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng những câu trả lời xoay quanh những kinh nghiệm không có thực của em, em vẫn lòi đuôi và bị đánh trượt ngay tức thì. Chị ấy có về email cho em khá dài (em không tiện đăng lên đây) nhưng nói chung chị bảo với em nói dối là điều rất cấm kỵ trong CV.
Hôm nay, em ngoi lên đây để hỏi mọi người liệu trong CV thì được nói dối phần nào để không bị nhà tuyển dụng tóm được ạ?
” Sưu tầm”
Các anh chị HR đã có khá nhiều kinh nghiệm tuyển dụng, cho dù các anh chị HR ít kinh nghiệm thì cũng đã được train rất nhiều bởi sếp của họ. Đây là điều cấm kỵ đó nha mọi người.
Đừng dùng CV quá đại trà
Cấm kỵ: dùng cv quá đại trà (các trang tuyển dụng như các trang hay đăng mẫu nha)
Xu hướng cá nhân hóa, nổi trội và đặc biệt đã rất lên ngôi rồi nên nếu bạn cũng dùng template y như 100 ứng cử viên khác thì nhà tuyển dụng sẽ khó muốn đọc cv của bạn lắm.
Một ngày HR sẽ cần lọc khá nhiều CV trước khi quyết định mời phỏng vấn. Chính vì vậy đừng để bạn giống 100 người khác nhé. Cơ hội chỉ có 1-3 ứng viên phù hợp thôi.
CV bao nhiêu trang là đủ?
Chưa có nhiều kinh nghiệm: 1 trang
Đã có kha khá kinh nghiệm: 2 trang
Màu trong CV: Tối đa 3 màu
Phần mô tả công việc:
Ghi hết tất cả những thứ thành tích, công việc bạn đã làm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Trang mới cho bạn thử sức làm CV: Canva, behance, indeed,..
PORTFOLIO
Đây là bộ hồ sơ tóm lược lại những gì bạn đã làm trong quá trình trước liên quan đến công việc.
Website hỗ trợ làm: Canva, Behance, indeed,…
Nên tham khảo các bản của anh chị, tiền bối trong ngành của bạn để có thể làm 1 cái này thật xịn sò đọ
PERSONAL BRANDING
Nếu có thể thì hãy tạo cho mình một thương hiệu cá nhân ngay từ khi bạn đọc bài viết này nhé! Bất cứ nền tảng nào mà bạn thoải mái như linked in, tiktok, facebook.
Nhớ làm cho chúng nhất quán với con người của bạn, đồng thời cũng thể hiện cá tính mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết đến bạn.
Tất cả các yếu tố trên để có thể thật đặc sắc và gây được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn cần kinh nghiệm, va chạm, kỹ năng thực sự, hãy rèn luyện và cho bản thân nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế hơn nhé!
III. PHẦN ĐI PHỎNG VẤN
TRANG PHỤC
Trang nhã, lịch sự, luôn over daily style( mang trang trọng và đẹp hơn ngày thường).
PHONG CÁCH GIAO TIẾP TRONG PHỎNG VẤN
Phong cách phỏng vấn nên trang trọng tôn trọng nhà tuyển dụng, tuy nhiên cần thả chất riêng của bạn vào nhé. Cách bạn giao tiếp khi phỏng vấn quyết định rất nhiều đến ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
SỔ TAY VÀ BÚT (ghi lại những thông tin quan trọng)
gây ấn tượng, ghi chép thông tin quan trọng, xâu chuỗi những thứ nhà tuyển dụng chỉ chia sẻ trong buổi phỏng vấn, kết hợp với sự chuẩn bị ở phần 1 để có thể ứng biến các câu hỏi của nhà tuyển dụng nha.
MAIL, THƯ TAY CẢM ƠN ĐẾN CÔNG TY
Gửi email hoặc thư cảm ơn đến công ty bạn đã đi phỏng vấn ít trong khoảng time
24 – 48h sau phỏng vấn (đừng có gửi sớm quá), kể cả bạn có thấy triển vọng được nhận hay không nhé. Thế giới nhân sự không nhỏ nhưng luôn có sự kết nối và liên quan giữa các trưởng nhân sự, nên việc bạn tạo ấn tượng tốt cho họ về sự chuyên nghiệp của bạn sẽ giúp bạn có lợi thế hơn rất nhiều.
Nội dung email: phản hồi cho nhà tuyển dụng, cảm ơn họ về buổi phỏng vấn, cảm thấy rất hứng thú với công việc và mong được trả lời về kết quả.
Nếu bạn ko được nhận, vẫn cứ email lại cho nhà tuyển dụng, nếu họ có công ty đối tác hoặc thấy vị trí khác phù hợp hơn với bạn, họ sẽ đề xuất cho bạn vì cảm thấy thái độ của bạn đủ tốt.
HÃY NHỚ: Thái độ > Trình độ
THỜI GIAN
-Chú ý đi sớm trước khoảng 15-20 phút trước giờ phỏng vấn.
-Thanh niên mù đường: Bạn có thể check địa điểm phỏng vấn trước, đi sớm để phòng bị lạc nhưng không tới công ty mà sẽ ngồi tại quán gần công ty.
HÃY ĐẶT CÂU HỎI
HR: “Khi nhà tuyển dụng hỏi , họ không quan tâm nhiều nội dung bạn nói, mà quan tâm cách bạn trả lời câu hỏi”
Khi bạn không đặt câu hỏi: xu hướng HR sẽ hoài nghi bạn không thực sự đam mê với công ty, chỉ có ai không có tìm hiểu thì mới không có gì để hỏi á. Vậy nhớ chuẩn bị câu hỏi trước nha.
Cần làm gì để đặt được câu hỏi hay?
Tìm hiểu về công ty, giá trị công ty
Những xu hướng thị trường, hoạt động của đối thủ của công ty bạn ứng tuyển.
Thể hiện được sự tâm huyết và thực sự nghiêm túc của bạn đối với công việc.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC HỎI, BẠN NÊN TRẢ LỜI SẴN
Điểm mạnh của bạn?
Điểm yếu của bạn?
Mức lương bạn mong muốn?
Bạn có ưu tiên chuyện work-life balance không?
Tại sao bạn nghĩ mình là ứng cử viên phù hợp?
Tại sao anh/ chị nên tuyển em?
…
Đây là những kiến thức và kỹ năng sau nhiều lần viết và sửa cv, sàng lọc CV và phỏng vấn ứng viên.!